Người Nhật ngoài việc nổi tiếng về nề nếp tác phong trong công việc thì còn được biết đến với tính cách lịch sự trong giao tiếp. Kính ngữ chính là biểu hiện của tính cách này. Xin sơ qua vài điều về kính ngữ trong tiếng Nhật.
1. Kính ngữ được dùng ở đâu? Khi nào?
*Bạn đến Nhật và ra tiệm điện thọai với ý định là mua một chiếc điện thoại di động xinh xắn. Nhân viên nói với bạn rằng:
どうぞ おかけくさい
Phải chăng với câu này nhân viên cửa hàng điện thọai muốn mời bạn gọi điện(vì bạn đã học かける là gọi điện thọai)? Hoàn toàn không phải. Đây là câu mời ngồi lịch sự trong tiếng Nhật.
*Bạn đi mua sắm ở siêu thị và nhân viên bán hàng nói với bạn rằng:
1000円 お預かりします
Đây cũng chính là một dạng khiêm tốn của từ あずかります có nghĩa là nhận hay tạm nhận.
*Bạn đến nhà một người bạn chơi và mẹ người bạn hỏi bạn rằng:
東京へいらっしゃったこと、おありですか?
Đây cũng chính là một biểu hiện của kính ngữ.
Có lẽ thông qua các ví dụ trên bạn đã có một khái niệm về kính ngữ trong tiếng Nhật.
2. Quy tắc và phân loại kính ngữ
Kính ngữ được dùng đối với người trên, hoặc người không có quan hệ gần gũi, và thường dùng trong những trường hợp trang trọng. Đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh. Kính ngữ gồm có 3 loại: Tôn kính ngữ, Khiêm nhượng ngữ, và Lịch sự ngữ.
- 尊敬語 (そんけいご) (Tôn kính ngữ):
- 謙譲語 (けんじょうご) (Khiêm nhượng ngữ):
- ご丁寧語 (ていねいご) (Lịch sự ngữ):
Là từ ngữ dùng để biểu hiện tôn kính những trạng thái, hành động, thuộc tính… của đối phương.
Gắn tiếp đầu ngữ 接頭辞 (せっとうじ) : 「お」hay「ご」
Ví dụ: お手紙 : bức thư ご意見 : ý kiến
Gắn「れる」 「られる」vào hành động của đối phương. Động từ sẽ được chia ở thể Phủ định vắn tắt(thể ない) rồi bỏ ない.
Ví dụ: 行かない >>> 行か 来ない >>> 来
Sau đó sẽ kết hợp công thức như sau:
行かれる 来られる
● Gắn お・ご+<連用形 (れんようけい)>+になる
Động từ sẽ được chia ở thể Liên dụng từ (連用形). Là hình thức chia danh động từ sang thể 「ます」rồi bỏ「ます」.
Ví dụ: 帰ります >>> 帰り 売ります >>> 売り
Sau đó sẽ kết hợp công thức như sau:
Ví dụ: お帰りになる ご覧になる
社長はもうお帰りになりました。(Ông giám đốc đã về rồi)
Là từ ngữ dùng để hạ thấp, hay nhún nhường những gì thuộc về mình.
● Gắn お・ご+<れんようけい連用形>+する
お帰りする ご案内する
Ví dụ: * So sánh giữa 2 câu sau:
– この問題について案内します。(Tôi sẽ hướng dẫn anh về vấn đề này).
– この問題についてご案内します。(Xin phép được hướng dẫn anh về vấn đề này)
Ta thấy về mặt ngữ nghĩa 2 câu trên không thay đổi, nhưng về tính chất thì rõ ràng khác nhau.
● Gắn 「いたす」「させていただく」thể hiện ý lịch sự, lễ phép hơn cả mẫu trên.
Ví dụ: 紹介させていただきます。
おか書きいたします。
Biểu hiện cách nói lịch sự đối với người không có quan hệ trên dưới, hoặc những người mới quen.
● Dùng thể 「です」 「ます」 「ございます」
* Ngoài ra, bên cạnh những quy tắc trên, còn có một số từ ngữ xin tạm gọi là bất quy tắc (giống như động từ bất quy tắc trong tiếng Anh). Xin các bạn tham khảo Bảng từ bất quy tắc.Vì chúng không có quy tắc nào cả, nên đành phải học thuộc lòng thôi.
Đối với các bạn mới học tiếng Nhật, có lẽ “Kính ngữ (Keigo)” là mục các bạn ít quan tâm nhất, nhưng thật ra đây lại là một khối kiến thức khó nhất. Trong giao dịch, kính ngữ được đặt lên hàng đầu.
Đặc biệt hơn, người Nhật họ không đánh giá trình độ của bạn qua cách nói năng lưu loát, mà họ đánh giá trình độ của bạn qua cách bạn sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật như thế nào. Về vấn đề này tôi không dám nói sâu xa hơn, nhưng về mặt cơ bản tôi xin ghi lại vài điều, mong các bạn có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn thêm.
Học tiếng Nhật Bản