Trong tiếng Nhật, ippon (一本, “1 cái”), viết theo chữ hiragana là 「いっぽん」, sẽ được đọc theo 4 đơn vị là 「い・っ・ぽ・ん」. Theo âm tiết, nghe như [ip.poɴ] với 2 âm tiết, nhưng nó không giống với cách nắm bắt theo âm vị. Cách chia những phần theo âm thanh học thì khác với âm tiết, theo âm vần luận thì mỗi đơn vị trong 「い・っ・ぽ・ん」 được gọi là mora (phách).
Mora trong tiếng Nhật nói chung có thể hệ thống hóa dựa trên kana (仮名, bảng chữ tiếng Nhật). Ippon và mattaku 「まったく」 theo âm thanh học là [ippoɴ] và [mattakɯ] không có đơn âm nào chung, nhưng trong tiếng Nhật vẫn có một mora chung, đó là 「っ」. Ngoài ra, đối với 「ん」, theo âm thanh học thì tùy theo âm đi sau nó mà có thể được phát âm là [ɴ], [m], [n] hay [ŋ], nhưng những người nói tiếng Nhật đều có thể nhận ra âm giống nhau, do đó theo âm vần luận nó trở thành một loại mora.
Trong tiếng Nhật, phần lớn mora đều kết thúc bằng nguyên âm. Do đó tiếng Nhật mang đặc tính mạnh của ngôn ngữ âm tiết mở. Mặc dù vậy, hai mora đặc biệt 「っ」 và 「ん」 không có nguyên âm.
Về phân loại mora, có 111 kiểu mora . Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, số lượng mora đang dần thay đổi. Đối với âm của hàng ga 「が」, ở vị trí giữa và cuối từ, nó biến thành âm mũi (còn gọi là âm kêu mũi) thuộc hàng 「か゜」, nhưng với những người trẻ tuổi thì sự phân biệt này đang mất dần. Do đó, nếu ta không đếm hàng 「か゜」, số lượng mora chỉ còn 103. Còn nếu tính luôn cả các âm mượn như 「ファ(fa)・フィ(fi)・フェ(fu)・フォ(f o)」「ティ(ti)・トゥ(tu)」「ディ(di)・ ドゥ(du)」, con số này lại thay đổi lên đến 128 mora..
Hơn nữa, bảng chữ cái tiếng Nhật thường được sử dụng để giải thích cho hệ thống âm vị, nhưng thử so sánh với bảng mora tiếng Nhật ở trên, ta thấy có sự khác nhau đáng kể. Đáng chú ý bảng chữ cái tiếng Nhật đã có từ thời kỳ Bình An (平安, “Heian”), do đó nó không phản ánh được hệ thống âm vị của ngôn ngữ hiện đại (xem thêm phần “Trước thời Giang hộ (Eido)” của “Nghiên cứu sử tiếng Nhật”).
Học tiếng Nhật Bản