Nhật Bản là xứ ôn đới với khí hậu phân chia 4 mùa rõ rệt,cùng với những thay đổi của khí tiết có những từ ngữ đẹp chỉ những việc liên quan đến sự thay đổi này. Ngày nay chắc ít ai để ý tìm tòi hay hiểu biết hết về khí tiết như ngày xưa, vì dù sao nông nghiệp cũng đã mất đi vai trò quan trọng của nó như ngày xưa. Tuy nhiên chủ đề này được lập ra để nhắc nhở rằng trong tiếng Nhật (cũng như tiếng Việt) cũng có những từ ngữ như thế.
* 大晦日 (oo misoka) : đêm 30 tháng 12, đêm giao thừa. * 風花 (Kaza hana): vào những ngày trong, cùng với gió thổi tới là từng đợt hoa tuyết rơi như đang múa. Ở những vùng phía bắc như xứ Mutsu (vùng Sendaingày nay) trở ra đây là dấu hiệu chính thức của mùa đông. * 空っ風 (Karakkaze) : gió bắc thổi mạnh trong những ngày trong,điểm đặc biệt của vùng Joushuu. * 枯野 (kare no): cánh đồng mùa đông,lúc cỏ cây đã úa héo và tiếng côn trùng cũng ngưng bặt vì sương lạnh.
* 寒の入り (Kan no Iri) : bắt đầu tiết tiểu hàn, khoảng ngày 6,7 tháng 1. * 寒雷 (Kanrai) : những đợt sấm trong mùa đông,đặc điểm của vùng ven biển Nhật Bản * 木枯し (Kogarashi) những đợt gió lạnh như làm khô cây cỏ từ cuối thu sang đông. * 小春日和 (Koharu Biyori) : ngày khí trời ấm áp dễ chịu như mùa xuân trong khoảng đầu mùa đông. 日和 (Hiyori) là từ chỉ khí tiết dễ chịu,trời trong.
* 霜柱 (Shimo bashira): nước trong lòng đất đóng băng trồi lên mặt thành hình cột, ta đạp chân lên nghe tiếng rốp rốp. * 霜花 (Shimo bana): vào những ngày đông lạnh từ trong phòng ấm nhìn ra cửa sổ hay thấy hơi nước kết tinh bám vào kính trong như dạng hoa. * 樹氷 (Juu hyou): cột băng, bám trên những cành cây do khí lạnh và hướng theo chiều gió. * 小寒 (Shou kan) : 1 trong 24 khí tiết, khoảng giữa đông chí và tiết đại hàn, khoảng 5,6 tháng 1. Thời kì này còn gọi là Kan No Iri. Trời càng lúc càng lạnh cho đến đại hàn.
* 小雪 (Shousetsu): 1 trong 24 khí tiết, khoảng 23 tháng 11, là lúc thấy những đợt tuyết đầu tiên, nhưng cũng có những ngày koharu biyori ấm áp. * 大寒 (Tai kan): tiết đại hàn, 1 trong 24 khí tiết, lúc lạnh nhất trong năm Người xưa có phong tục quanh ngày này luyện tập võ nghệ cũng như luyện gian khổ của các nhà sư Phật Giáo. Nguời Nhật xưa tin rằng tắm nước lạnh trong mùa đông, cái lạnh sẽ xua trừ những tạp niệm trong tâm hồn và những chướng ngại trong thân thể,giúp con nguời đạt được cái tâm thuần khiết dũng mãnh và lòng kiên định.
* 大雪 (Taisetsu) :1 trong 24 khí tiết,khoảng mùng 7 tháng 12, cùng với gió bắc tuyết đổ xuống nhiều. Kể từ ngày này cái lạnh càng gay gắt hơn. * 氷柱 (Tsurara): cột băng, nước kết tinh bám trên cành cây hay mái nhà. * 冬至 (Touji): ngày đông chí,1 trong 24 khí tiết,là lúc ngày ngắn nhất trong năm. * 年越 (toshi koshi): ngày cuối cùng trong năm,nguời ta ăn mì toshi koshi soba để tống tiễn năm cũ đón năm mới
* 冬毛 (fuyuge): lông chim,thú thay trước đông,dài và mềm để chuẩn bị cho cái lạnh sắp đến. * 冬ごもり (Fuyu gomori) : (sâu bọ,nguời) trốn cái lạnh ẩn vào (tổ,nhà). Trú đông. * 冬支度(Fuyu jitaku) sự chuẩn bị cho mùa đông. * 冬将軍 (Fuyu Shougun) : từ nhân cách hoá của cái lạnh khắc nghiệt trong mùa đông. Điển tích của cách nói này bắt nguồn từ sự thất bại của Nã Phá Luân (Napoleon) khi đánh nước Nga La Tư (Russia) vì cái lạnh ở đây.
* 松の内 (Matsu no Uchi) : dịp Tết nguời ta hay trang trí gốc thông,ngoài cổng gọi là Kado matsu, vùng Kantou (Vùng quanh Edo) có tục chỉ để đến ngày 6 nhưng vùng Kansai (miền Kamigata,những khu vực quanh Kyouto,Oosaka) thì lại để đến nàgy 14. * 山眠る (Yama Nemuru): khi cây có đã rụng hết lá thì núi trông như đang ngủ yên trong cái lạnh của mùa đông. * 立冬 (Rittou): tiết lập đông, 1 trong 24 khí tiết, khoảng ngày 7 tháng 11, mùa đông chính thức bắt đầu từ đây.
Hỗ trợ học Hán Tự