Học tiếng Nhật – Cấu trúc “Trật tự từ trong câu” tiếng Nhật
I.Câu Tiếng Nhật
-Các câu “Chử ngữ – Tân ngữ – Động từ”
+Tiếng Nhật là một ngôn ngữ “Chử ngữ – Tân ngữ – Động từ” .Như vậy trong 1 câu thông thường, Chủ ngữ đứng trước, kế đến là tân ngữ rồi cuối cùng là động từ.Loại trật tự từ này dành cho câu đôi khi ám chỉ đến bởi các chữ viết tắt SOV (S la chữ ngữ O là tân ngữ V là động từ)
Ví dụ :
Chủ ngữ | Tân ngữ | Động từ Okasan ga | pan wo | Kaimashita Jon san ga | sore wo | shimashita Otosan ga | eiga wo | mimashita
II. Chủ Ngữ Và Vị Ngữ
Lời khuyên
*Các câu tiếng Nhật có thẻ có một chủ ngữ or một chủ đề, nhưng chúng phải có vị ngữ.(Chủ ngữ được theo sau bởi tiểu từ ga và chủ đề được theo sau bởi tiểu từ wa).
*Vị ngữ là phàn cốt lõi của câu trong tiếng Nhật. Nó đứng ở cuối câu và nó phải là một động từ hoặc một hình thức động từ có thể là danh từ + hệ từ hoặc một tính từ gốc động từ.
Ví dụ:
Chủ ngữ Hoặc chủ đề | Vị ngữ(đông từ; danh từ + hệ từ; Tính từ gốc động từ)
-Jon san wa nihongo wo hanashimasu Chủ ngữ là jon san wa Vị ngữ(động từ) là hanashimasu -Tanaka san wa nihonjin desu Chủ ngữ là tanaka san wa Vị ngữ (Danh từ + hệ từ) là nihonjin desu -Kudamono wa takai desu Chủ ngữ là kudamono wa Vị ngữ (Tính từ gốc động từ) là takai desu
*Ngoài chủ ngữ hoặc chủ đề, dĩ nhiên có thể có các thành tố khác trong câu – tân ngữ, tân ngữ gián tiếp, trạng từ v..v…Chúng đứng trước vị ngữ và không được xem là thành phần của nó.
Hai nguyên tắc vẫn dùng đối với trật tự từ trong một câu tiếng Nhật:
*Vị ngữ phải đứng ở cuối câu *Mốt tiểu từ phải theo sau ngay từ hoặc các từ mà nó đánh dấu.
Ngoại trừ hai điều này ra các trật tự từ không cứng nhắc nên các bạn không phải lo. Chủ ngữ hoặc chủ đề thường đứng trước, mặc dù mọi trạng từ chỉ thời gian có thẻ đứng trước nó hoặc theo sau nó. Các cụm từ chỉ thời gian thường đứng trước các cụm từ chỉ nơi chốn. Hầu hết các từ bổ nghĩa đều đứng trước các từ chúng bổ nghĩa.
Ví dụ :
-kare wa mainichi uchi de shinbun wo takusan yomimasu -kono kodomotachi wa nihonjin desu -shinbun ga teuburu no ue ni arimasu -kyou jon san wa Tokyo kara Kyoto ni ikimasu -kanojo wa honya de hon wo kaimashita Với câu hỏi thì trật tự từ tương tự Nếu câu hỏi sử dụng một từ hỏi nó thường đứng sau chủ ngữ hoặc chủ đề,
Ví dụ:
-kanojo wa itsu honya de hon wo kaimashita -kanojo wa naze honya de hon wo kaimashita ka -dare ga honya de hon wo kaimashita ka
III. Các câu không hoàn chỉnh
-Trong hầu hết các ngôn ngữ, các từ vốn có thể được hiểu hoặc ngụ ý từ cảnh của tình huống đều có thể được bỏ qua trong một câu.
-Trong tiếng Nhật,đó là chủ ngữ hoặc chủ đề được bỏ qua, chứ không phải là vị ngữ.Nếu tình huống rõ ràng mà không có chủ ngữ hoặc vị ngữ, thì tiếng Nhật có khuynh hướng bỏ đi
Ví dụ :
-Kore wa nan desu ka -kore wa hon desu -hon desu
Chúng ta hãy thử so sánh với tiếng Anh ,câu hỏi trên tiếng Anh trả lời với danh từ: A book
Trong tiếng Nhật, hệ từ, hoặc dộng từ (to be) cũng được cần đến.Hãy nhớ rằng một câu tiếng Nhật hoàn chỉnh thì bắt buộc phải có vị ngữ, hoặc một số hình thức động từ.
Chú ý:
Mặc dù về mặt ngữ pháp câu này đúng, nhưng người Nhật thich bỏ qua chủ ngữ vốn dĩ nó đã quá rõ ràng từ ngữ cảnh.
Ví dụ:
-Nani wo kaimashita ka -hon wo kaimashita
Theo một ý nghĩa nào đó, những câu này không hoàn chỉnh đối với chúng ta nhưng còn đối với người Nhật nó khá là hoàn chỉnh
Học tiếng Nhật Bản