Tiếng Nhật không có số nhiều số ít hay giống. Danh từ hon (本) có thể là một hay nhiều quyển sách; hito (人) có thể có nghĩa “một người” hay “nhiều người”; và ki (木) có thể là “một cây” hay “những cây”.
Nếu số lượng là quan trọng thì nó có thể được chỉ rõ bằng cách thêm số lượng (thường bằng một từ đếm) hoặc (hiếm khi) bằng cách bổ sung một hậu tố. Những từ dùng cho người thường được hiểu là số ít.
Do đó Tanaka-san thường có nghĩa Ông/Bà/Cô Tanaka. Có thể tạo ra các từ nhắc đến nhiều người và nhiều con bằng cách thêm một hậu tố tập hợp để chỉ một nhóm các cá nhân (một hậu tố danh từ dùng để chỉ một nhóm), như -tachi, nhưng đây không phải là một số nhiều thực sự: nghĩa của nó thì gần giống “và người/vật đi cùng”.
Một nhóm được miêu tả là Tanaka-san-tachi có thể bao gồm những người không có tên là Tanaka. Vài danh từ tiếng Nhật trên thực tế là số nhiều, như hitobito “những người” và wareware “chúng tôi”, còn từ tomodachi “bạn bè” thì được xem là số ít dù có hình thức số nhiều.
Động từ được chia để thể hiện thì, có hai thì: quá khứ và hiện tại, hay phi-quá khứ được dùng để chỉ cả hiện tại lẫn tương lai. Đối với các động từ miêu tả một quá trình đang xảy ra, hình thức -te iru chỉ thìtiếp diễn.
Đối với các động từ khác miêu tả sự thay đổi trạng thái, hình thức -te iru chỉ một thì hoàn thành. Ví dụ kite iru có nghĩa “Anh ta đã đến (và vẫn đang ở đây)”, nhưng tabete iru có nghĩa “Anh ta đang ăn”.
Câu hỏi: (cả với một đại từ nghi vấn và câu hỏi có/không) có cấu trúc như các câu khẳng định nhưng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu. Trong cách nói chính quy, trợ từ nghi vấn -ka được thêm vào.
Ví dụ, Ii desu “tốt” trở thành Ii desu-ka “có tốt không?”. Trong lối diễn đạt thân mật, đôi khi trợ từ -no được thêm vào thay vì “ka” để biểu thị một sự quan tâm cá nhân của người nói : Dōshite konai-no? “Sao (mày) lại không đến?”. Một vài câu hỏi được tạo ra chỉ đơn giản bằng cách đề cập chủ đề với một ngữ điệu nghi vấn để tạo ra sự chú ý của người nghe: Kore-wa? “(Thế còn) điều này?”; Namae-wa? “Tên (của bạn là gì)?”.
Thể phủ định: được tạo bằng cách biến cách động từ. Ví dụ, Pan-o taberu “Tôi sẽ ăn bánh mỳ” hoặc “Tôi ăn bánh mỳ” trở thành Pan-o tabenai “Tôi sẽ không ăn bánh mỳ” hoặc “Tôi không ăn bánh mỳ”.
Hình thức động từ dạng -te được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: hoặc là tiếp diễn hoặc là hoàn thành (xem ở trên); các động từ kết hợp theo thứ tự thời gian (Asagohan-o tabete sugu dekakeru “Tôi sẽ ăn bữa sáng và ra đi ngay”), các mệnh lệnh đơn giản, bày tỏ điều kiện và sự cho phép (Dekakete-mo ii? “Tôi ra ngoài được không?”), v.v.
Từ da (suồng sã), desu (lịch sự) là hệ động từ. Nó gần tương tự với từ là, thì, ở trong tiếng Anh nhưng thường có vai trò khác nữa, đó là một từ đánh dấu thì khi động từ được chia ở thì quá khứ datta (suồng sã), deshita (lịch sự).
Điều này được sử dụng bởi vì chỉ có hình dung từ và động từ là có thể mang thì trong tiếng Nhật. Hai động từ thông dụng khác được sử dụng để chỉ tình trạng hay thuộc tính, trong một vài ngữ cảnh: aru (phủ định là nai) đối với những vật vô tri giác và iru (phủ định là inai) cho những đồ vật có tri giác.
Ví dụ, Neko ga iru “Có một con mèo”, Ii kangae-ga nai “[Tôi] không có một ý tưởng hay”.
Động từ “làm” :(suru, dạng lịch sự shimasu) thường được sử dụng để tạo ra danh động từ (ryōri suru”nấu ăn”, benkyō suru “học hành”, vv.) và tỏ ra hữu ích trong việc tạo ra các từ lóng hiện đại.
Tiếng Nhật cũng có một số lượng lớn các động từ phức để diễn đạt các khái niệm mà tiếng Anh dùng động từ và giới từ để diễn đạt (ví dụ tobidasu “bay đi, chạy trốn,” từ tobu “bay, nhảy” + dasu “đuổi ra, thoát ra”).
Hỗ trợ học Hán Tự