[Cẩm nang tiếng Nhật] – Nét thú vị của Nhật ngữ

  • Đăng bởi: Trung Nguyễn
  • Ngày đăng: 09/09/2014 - 6:19 PM
  • 2734 Lượt xem

Có nhiều bạn theo học nhật ngữ vì môn học này thật thú vị, thích thú khi học, không khó như các bạn tưởng tượng. Trước hết phải khám phá, hiểu mới có thể yêu và học Tiếng Nhật được. Nhật Ngữ được đánh giá là thứ tiếng khó học bậc nhất trên thế giới, nhưng nếu biết hết những nét thú vị, bạn sẽ có cái nhìn khác.

Nhật ngữ có rất nhiều những nét thú vị và bất ngờ. Nếu bạn đã, đang và sẽ học tiếng Nhật thì chắc hẳn sẽ nhận thấy điều này. Lúc mũi ta ngửi thấy mùi hoa mơ (Ume) thoang thoảng trong gió lạnh và đây đó vài đóa hoa đã nở thì cũng là lúc thời khắc sang tháng hai đã rõ rệt nhất.

Hoa mơ và con ngựa (Uma) tuy không có điểm gì chung nhưng chúng đều được viết ra kana nhưng phát âm chính xác của nó là Mme và Mma mới đúng, còn như Ume và Uma là không chính xác.

Từ thời Shouwa, các sách  Nhật ngữ phát âm hai từ này là Mme và Mma nhưng trong những năm sau này, có nhiều phát thanh viên của đài NHK đã không phát âm đúng như vậy.

Manyoushu là tập thơ cổ nhất viết bằng Nhật ngữ, gồm 20 quyển được làm ra từ thời Nara và tương truyền là do Hoàng hậu Iwanohime sưu tập nhiều bài thơ của mọi tầng lớp trong xã hội ở mọi vùng trong nước Nhật trong 400 năm và có 4500 bài thơ. Tập thơ cổ có nhiều bài biểu hiện trực tiếp, nói lên nhân tình, tâm trạng của người Nhật xưa rất phong phú.

Phát âm Ume và Uma vốn bắt nguồn từ thời đại của tập thơ này, nhưng đến thời Heian thì đã trại sang thành Mme và Mma và cho đến ngày nay, sau hai ngàn năm thì phát âm của hai từ này có khuynh hướng quay lại như cũ.

Nhiều người lớn tuổi không quen tai với khuynh hướng phát âm Ume, Uma của người trẻ nhưng đây cũng là một điều đáng hoan nghênh khi họ quay lại với phát âm của thời cổ, đây là điều thú vị của Nhật ngữ. 

Tâm lý người Nhật rất sợ bị người khác cười. Đối với họ đó là chuyện rất đáng xấu hổ nên mọi người đều cố gắng cư xử sao cho mình không bị cười. Ngay từ thời cổ, các võ sĩ khi vay mượn gì của nhau thì trong văn tự cho vay đều có một dòng như thế này “nếu tôi không trả món nợ này thì người trong thiên hạ sẽ cười chê, tôi sẽ đau khổ tột cùng”.

Thời hiện đại, các ông bố bà mẹ vẫn hay mắng con là “mày làm như thế mà không sợ khi lớn lên thế gian sẽ cười sao?” Đây là một cách mắng độc đáo, thú vị của Nhật ngữ. Người Tây phương cho rằng văn hóa Nhật là văn hóa mặc cảm, tội lỗi. Khi xảy ra chuyện xấu, dù mình không có lỗi thì cũng cố xem là mình có lỗi.

Về mặt ngữ nghĩa thì là “xin anh hãy (xem đây là một thứ không ra sao và) cười chê nó nhưng hãy nhận lấy nó”. Câu này còn được dùng khi tặng thứ gì đó cho người khác, với ý nhún nhường là món đồ mình tặng không giá trị gì và đáng để đối phương cười vào mặt. Đây mới chính là cách biểu hiện đậm chất Nhật và đúng phong vị Nhật ngữ.

Sưu tầm

Bài học xem nhiều

Bài học liên quan